Thứ Hai, 21 tháng 5, 2012

Bep Gas Sinh Hoc Dun Bang Khoi - Đun Bằng Vỏ Chấu

Mình thấy thông tin chiếc bếp này rất hấp dẫn với nông dân Việt Nam. ACE nào có hứng thú thì tìm hiểu chế tạo nhé... "Bằng quy trình khí hoá do tôi phát minh ra, tôi đã tập trung để chế tạo nên một loại bếp gas có thể nấu chín thức ăn hoặc đun sôi nước rất nhanh chóng. Một tấn vỏ trấu có thể quy đổi thành 415 lít khí đốt hay bằng 378 lít dầu hoả”. Quy trình chế tạo của ông Belonio được tiến hành thực nghiệm tại nhà xưởng Minang Jordanindo,Bep Gas Sinh Hoc Dun Bang Khoi đã chỉ ra rằng chỉ bằng một nhúm vỏ trấu cũng có khả năng để đun sôi nước trong thời gian 7 phút. Hàng triệu nông dân ở Indonesia có thể hưởng lợi từ một loại bếp gas đơn giản bằng cách đun nấu thức ăn từ công nghệ biến khí gas từ vỏ trấu. Vỏ trấu là phế thải có rất dồi dào tại đảo quốc này, nơi mà trung bình một năm sản xuất ra khoảng 58 triệu tấn gạo. Loại bếp này rất giản dị thực ra nó là một loại bếp bằng kim loại, phát ra ngọn lửa màu xanh có độ trong suốt đã được phát minh và đi vào vận dụng ở Philippines và sau đó là được đem giới thiệu ở Indonesia do Alexis Belonio, một kỹ sư nông nghiệp người Philippine. Sau khi nhận được giải thưởng Rolex SS của Thụy Sĩ tại buổi lễ trao giải khá đặc biệt ở thủ đô Manila, ông Belonio phát biểu: “Bằng cách sử dụng loại thiết bị bếp gas này các nông dân trồng lúa có thể tiết kiệm một số tiền tương đương 150 USD / năm, số tiền này rẻ hơn nhiều nếu so với việc sử dụng dầu hoả hoặc khí đốt thiên nhiên qua tinh chế. Đồng thời việc sử dụng bếp gas đun bằng vỏ trấu có thể giúp cho hàng trăm triệu nông dân trên thế giới có thể sống khoẻ với mức thu nhập chưa tới 2 USD / ngày”. Những lợi ích có từ phát minh của ông Belonio đó là nguồn nhiên liệu trấu lúa khá dồi dào và hầu như “cho không, biếu không”, hiện diện tại các hộ gia đình nông dân hoặc tại các nhà máy xay xát lúa, việc sử dụng bếp gas đun bằng trấu có thể giảm thiểu khói thải khí đốt độc hại và cắt giảm nhu cầu sử dụng củi đun. Tờ The Jakarta Post nói: “Hàng năm, Indonesia tạo ra hơn 10 triệu tấn trấu và phần lớn chúng trở thành rác. Nhưng hiện tại đây là một nguồn nhiên liệu khổng lồ”. Được biết ông Alexis Belonio là 1 trong 10 gương mặt của giải thưởng Rolex SS dành cho doanh nghiệp vào năm 2008, nhằm vinh danh những nhà phát minh ưu tú trong nhiều lĩnh vực khác nhau, giải được hình thành kể từ năm 1976. 5 người được nhận giải thưởng Rolex hạng nhất, mỗi người sẽ được trao tặng số tiền lên tới 100.000 USD; 5 người nhận được giải thưởng Rolex hữu nghị, mỗi người sẽ được trao tặng số tiền 50.000 USD, trong đó có cả ông Alexis Belonio. Những người thắng cuộc đã được ban tổ chức sàng lọc rất kỹ lưỡng từ 1.500 ứng viên nhà phát minh từ hơn 125 quốc gia trên thế giới. Ban hội thẩm chấm giải là những nhà khoa học, kinh tế gia và các chuyên gia trong nhiều lĩnh vực từ khắp nơi trên thế giới. Giải thưởng Rolex SS mang tính toàn cầu và là một trong những giải thưởng khá danh giá dành cho các nhà phát minh xuất sắc nhất thế giới trong những lĩnh vực mang lại sự tiến bộ cho con người. Ông Alexis Belonio, 48 tuổi, là một phó trợ tá kỹ sư nông nghiệp, hiện đang giảng dạy tại trường Cao đẳng Nông nghiệp thuộc Đại học Trung Ương Philippines toạ lạc tại thành phố Iloilo. Bản thân ông Belonio từng nhận thức rằng cánh nông dân đã sử dụng trấu trong đun nấu thức ăn từ trước đó, nhưng phương pháp đun nấu này không tốt lắm vì đọng rất nhiều muội đen bồ hóng, không đảm bảo an toàn về sức khoẻ, hơi nóng không được tập trung tối đa do đó thời gian nấu rất chậm. “Nhưng bằng quy trình khí hoá do tôi phát minh ra, tôi đã tập trung để chế tạo nên một loại bếp gas có thể nấu chín thức ăn hoặc đun sôi nước rất nhanh chóng. Một tấn vỏ trấu có thể quy đổi thành 415 lít khí đốt hay bằng 378 lít dầu hoả”,Bep Gas Sinh Hoc Dun Bang Khoi ông Belonio thêm vào. Quy trình chế tạo của ông Belonio được tiến hành thực nghiệm tại nhà xưởng Minang Jordanindo, đã chỉ ra rằng chỉ bằng một nhúm vỏ trấu cũng có khả năng để đun sôi nước trong thời gian 7 phút. Mặt khác đun nấu bằng bếp gas đun vỏ trấu sẽ làm hạn chế tối đa khói bụi độc hại trong hộ gia đình. Mặt khác, sau khi đã đốt vỏ trấu thành than bột thì thứ than bột này có thể được tái xử lý để tăng thêm chất dinh dưỡng cho đất trồng hoặc ép nó tạo thành các tấm bìa các-tông. Trước đó, mẫu bếp gas đun bằng trấu đã được ông Belonio chế tạo ra ở Philippines kể từ năm 2003 nhưng cái giá của nó khi đó khá đắt, lên tới 200 USD/bộ, cái giá đó chẳng thể nào đụng tới tầm với của đại bộ phận dân làm nông nghiệp. Ông Belonio chia sẻ: “Bằng các đợt khảo nghiệm xa hơn cộng với sự tài trợ của hãng Minang Jordanindo đã giúp cho tôi có điều kiện để chế tạo ra một mẫu bếp gas mới, cắt giảm giá thành của mẫu bếp gas ban đầu xuống chỉ còn 150 USD/bộ. Nhưng tham vọng của tôi là sẽ làm cho giá thành của bếp gas giảm xuống cực thấp chỉ còn 50 USD/bộ”.

Bep Gas Sinh Hoc Dun Bang Khoi - Nguyên Lý Nhiệt Phân

 Theo nguyên lý nhiệt phân (pyrolys) và gas hóa (gassification) nhiên liệu sinh khối, PGS.TS. Trần Bình cùng đồng sự, vừa công bố hệ thống các loại bếp gas từ các nguồn chất đốt: củi, trấu, than đá... (gọi chung là nhiên liệu sinh khối). Có nghĩa là khi hoạt động, bếp tạo ra khí gas, khicháy không khói, giảm hoặc không thải các loại khí độc CO2, CO, carbon đen, SO2, NO2... Bếp tiết kiệm nhiên liệu, rút ngắn thời gian đun nấu, sử dụng tiện lợi, có giá thành rẻ... Nghiên cứu này đã đăng ký sáng chế tại Cục sở hữu trí tuệ. Một số loại bếp gas nhiên liệu sinh khối như sau: Bếp đun củi: Khi cháy giảm được hơn 85% lượng khói, tiết kiệm hơn 50%nhiên liệu. Có thể đun bằng: củi, than củi, củi vụn, dăm bào thô, trấu...
Lò gas trấu: Loại lò này biến trấu cháy thành gas. Khi đun hầu như không khói, khử gần hết khí độc CO, giảm thiểu tối đa các loại khí thải khác,Bep Gas Sinh Hoc Dun Bang Khoi đặc biệt là CO2 và carbon đen. Bếp còn tạo được nguồn than sinh học quý giá (biochar) để bón cho ruộng. Lò gas trấu có thể đun liên tục, công suất tối đa là 3 kW. Thời gian nhen gas là 5 - 10 giây. Mỗi giờ đun nấu, chỉ cần dùng 1 - 1,25 kg trấu khô.
Bếp gas trấu: Bếp này đốt trấu thành gas. Khi đun không khói, khử được toàn bộ khí độc CO.
Ngoài ra còn có bếp gas dùng nhiên liệu là than đá sạch (theo công nghệ làm sạch than đá của Newtech, cũng do TS. Trần Bình sản xuất - loại than tổ ong đang phổ biến tại Bình Định). Tức là chế biến thành các viên than định hình, nhằm tổ chức được một cấu trúc vật lý hợp lý của nhiên liệu trong bếp gas để chắc chắn bảo đảm tạo được nguồn gas CO và CH4 ổn định và không gây khói trong suốt quá trình cháy của bếp. Bếp không gây độc hại,Bep Gas Sinh Hoc Dun Bang Khoi dễ nhen nhóm.
Đun bằng công nghệ này, khi gas cháy có màu xanh biếc và có nhiệt lượng cao như các loại gas hóa lỏng. Ứng dụng công nghệ này, TS. Trần Bình sản xuất 7 loại bếp gas sinh khối: bếp lẩu nhỏ, bếp lẩu lớn, bếp nhỏ (2 – 3 người ăn), bếp vừa (3 - 5 người ăn), bếp trung (5 - 7 người ăn), bếp lớn (6 - 10 người ăn), bếp nấu phở (đun cả ngày)

Bep gas sinh hoc dun bang khoi - Hướng Dẫn Sử Dụng

1.Tại sao lại gọi là bếp gas sinh học tia hồng ngoại :
- Bếp gas sinh học tia hồng ngoại được sử dụng trên nguyên lý dùng các khí đốt trong môi trường kín “ém khí” tạo các khí cháy và được chuyển qua đốt gián tiếp bằng đầu bếp hồng ngoại.

2.Đầu bếp hồng ngoại là gì :
-  Đầu bếp hồng ngoại được thiết kế bằng đất hiếm được nung với nhiệt độ cao. Đầu bếp hồng ngoại có tác dụng làm tăng nhiệt độ trong quá trình đun nấu, chia đều các khí cháy và đốt triệt để các khí thoát ra.Bep gas sinh hoc dun bang khoi

3.Bếp gas sinh học tia hồng ngoại dùng những nguyên liệu gì :
Trả lời : Nguyên liệu dùng cho bếp gas sinh học tia hồng ngoại là các nguyên liệu khô có thể cháy được(trấu, dăm bào, mùn cưa, lá cây, củi, rơm rạ, rác thải).

4.Các nguyên liệu nào sử dụng tốt nhất :
- Trả lời : Các nguyên liệu sử dụng tốt nhất là mùn cưa, dăm bào, các loại nguyên liệu mịn(các nguyên liệu mịn với mục đích hạn chế khoảng rỗng trong bình)

5.Đầu Bếp hồng ngoại sử dụng thời gian bao lâu thì có thể bị hư hỏng :
- Thời gian từ 4 đến 5 năm trở lên

6.Bếp sử dụng có hay hỏng hóc không và có phụ kiện thay thế không ?
- Trả lời : Bếp gas sinh học cũng rất ít hỏng hóc. Phụ kiện thay thế có thể mua tại khu vực địa phương. Riêng đầu hồng ngoại cung cấp tại các đại lý, chi nhánh của công ty với giá thành hợp lý.

7.Thời gian khởi động bếp mất bao lâu ?
Trả lời : Thời gian khởi động bếp từ 2-4 phút (nếu làm đúng quy trình)

8. Bếp có dùng điện không ?
Trả lời : Bếp gas sinh học do trong quá trình tạo hồng ngoại và đốt trong bình cần lượng oxy cung cấp nên cần 1 quạt gió 12V để đẩy gió vào nên phải dùng điện. Trường hợp mất điện có thể dùng bình ác quy xe máy 12 V để thay thế. Thời gian đun của bình từ 3-4 ngày(Mỗi ngày 2-3 tiếng). Khi hết chúng ta có thể xạc tiếp.

9.Bếp khi đun nấu nhiệt độ khoảng bao nhiêu độ C
- Bếp khi đun nấu đạt từ 600 – 1000 độ C. Thời gian sôi 3 lít nước là 7 phút. Bếp gas là 8,5 phút

10.Bếp có thể tăng giảm nhiệt độ được không ?
- Bếp trong quá trình đun nấu có thể giảm nhiệt độ được. Tăng giảm quạt gió hoặc van cấp oxy cho bình đốt hoặc van vào bếp.

11.Bếp đun có bị đen nồi không ?
- Trong quá trình đun nấu nếu chỉnh hồng ngoại thì không bị đen nồi

12. Đun 1 ngày 4 tiếng thì mất bao nhiêu nguyên liệu
- Trả lời : Thời gian nếu đun 1 ngày 2 bữa cơm (4 tiếng) mất khoảng 4kg nguyên liệu trấu hoặc mùn cưa.Bep gas sinh hoc dun bang khoi

13. Tro bếp sau khi sử dụng có nhiều không và có thể tái sử dụng được không?
- Tro bếp nếu đun 1 ngày hết 4kg nguyên liệu thì chúng ta có khoảng 1,5kg tro. Tro của bếp khi sử dụng xong chúng ta có thể trộn với nguyên liệu mới sẽ dễ đun hơn và thời gian nhóm sẽ nhanh hơn. Sau khi tro chuyển màu trắng hoặc mịn thì chúng ta có thể làm phân bón cho cây trồng.

14. Bếp có bị cháy nổ không ?
- Bếp gas sinh học tia hồng ngoại hoàn toàn không bị cháy nổ.

15.Trong quá trình đun nấu có thể ủ được không và thời gian là bao lâu?
- Bạn hoàn toàn có thể ủ nguyên liệu được. Thời gian ủ từ 1-12h. Sau khi ủ bạn có thể bật quạt khởi động lại và không cần phải nhóm lại nữa.

16. Trong quá trình đun nấu có khói không?
- Trong quá trình đun nấu khi bạn đã chuyển đun chế độ hồng ngoại thì hoàn toàn không còn khói thoát ra.

17.Bếp có 1 hệ thống lọc nước vậy bao lâu phải thay 1 lần và có phải đổ nước vào thường xuyên không?
- Trong quá trình đun nấu do nguyên liệu không thể khô hoàn toàn nên sẽ phát sinh ra hơi nước đi kèm theo khói do vậy hệ thống lọc có tác dụng lọc các khí nặng và hơi nước do vậy khi bạn kiểm tra khói thoát ra bằng van xả khói bình thường nhưng ở bếp khi mở van không có khói chuyển sang thì chúng ta chỉ cần tháo bớt nước ra. Bạn chỉ cần đổ nước 1 lần đầu những lần sau chỉ cần tháo bớt khi nước trong bình chứa nhiều. Thời gian tuỳ theo thời gian đun nấu và lượng nước trong bình.

18. Các thiết bị nào thường hay bị hỏng hóc nhất :
- Các thiết bị dễ bị hỏng hóc có thể là quạt gió : Các tốt nhất bạn nên mua dự phòng

19. Bếp trong quá trình đun nấu có gây độc hại không?
- Trong quá trình đun nấu các khí khi thoát ra đã được đốt triệt để tại đầu hồng ngoại nên không gây ảnh hưởng đến môi trường xung quanh và người nội trợ.

20. Nếu dùng bếp gas sinh học thì 1 tháng hết bao nhiêu ?
- Nếu dùng nguyên liệu mùn cưa đun 4 tiếng/ngày x 30 ngày : 1 tháng hết 120kg – 60kg tro nguyên liệu(tro tái sử dụng lần 2,3,4) = 60kg. Một bao mùn cưa 20kg thì 1 tháng hết 04 bao. Như vậy chi phí 1 bao mùn cưa là 5.000 thì 1 tháng bạn hết 20.000 + chi phí vận chuyển nguyên liệu(20.000) + 3kw điện(6.000) = 56.000.

21. Một lần đun được thời gian bao lâu?
- Một lần đun tuỳ thuộc vào từng nguyên liệu : Mùn cưa từ 2-4 tiếng đun liên tục, vỏ trấu : 2-3 tiếng. Sau đó có thể nén lại và đun tiếp thời gian 1 lần đun có thể đạt từ 2-10 tiếng / lần.Bep gas sinh hoc dun bang khoi

22. Một bình nguyên liệu hiện tại đựng được bao nhiêu kg và thời gian đun hết 1 bình là bao lâu?
- Một bình nguyên liệu hiện tại đang sử dụng tuỳ thuộc vào từng loại nguyên liệu : mùn cưa từ 8-10kg(thời gian đun 8-10h), vỏ trấu 6-8kg(6-8h)

23.Thời gian bao lâu thì lấy tro sỉ 1 lần.
- Tuỳ vào thời gian đun nấu. Trong trường hợp nhóm mới bạn có thể lấy sỉ ra tại vị trí lấy tro sỉ, tro sỉ khi lấy ra có thể tái sử dụng nhiều lần bằng cách trộn với nguyên liệu mới để đun.

Thứ Bảy, 5 tháng 5, 2012

Hướng dẫn sử dụng bep gas sinh hoc dun bang khoi

Các bạn hay chú ý theo dõi và đọc thật kỹ cách sử dụng bep gas sinh hoc dun bang khoi này.
Hướng dẫn sử dụng bep gas sinh hoc dun bang khoi
Chú thích hình ảnh sản phẩm - Co sắt phi 27(1,3) - T sắt 27(2,4,B) - V.1 : Van quạt gió. - V.2 : Van điều tiết Oxy - V.3 : Van thoát khói, kiểm tra khói - V.4 : Van khoá bếp - Co răng ngoài nhựa 27(A,C) - Răng ngoài nhựa 27 :(D,5) - Răng trong nhựa 27 : (6) II – HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG A. CÁCH NHÓM BẾP 1 – Đóng tất cả các van. Sau đó mở Van quạt gió(V.1) 2 – Cho nhiên liệu vào thùng và nén lại 3 – Mở Cửa nhóm bếp(Cửa lấy sỉ), sau đó nhóm bếp. 4 – Bật Quạt gió 5 – Đậy nắp Cửa nhóm bếp. 6 – Sau khi nhiên liệu cháy mở Van thoát khói(V.3) để kiểm tra khói lên thoát lên. 7- Mở Khoá bếp và bật lửa. 8- Chỉnh Van điều tiết Oxy cho đến khi bếp đỏ hoàn toàn B. CÁCH NÉN NHIÊN LIỆU - Vì bếp ga sinh học nguyên tắc chung là dùng khói để tạo ngọn lửa cháy nên nguyên liệu cần được nén chặt để không cho ngọn lửa cháy hoàn toàn trong thùng. C. CÁCH Ủ NHIÊN LIỆU - Sau khi đun nấu xong chúng ta có thể ủ nhiên liệu cách ủ nhiên liệu như sau: Bước 1 : Tắt Quạt gió Bước 2 : Khoá bếp lại. Bước 3 : Mở Van thoát khói Bước 3: Đổ thêm nguyên liệu và nén lại D. CÁC HIỆN TƯỢNG VÀ CÁCH XỬ LÝ 1- Có khói nhưng bật bếp không cháy a. Cần kiểm tra nhiên liệu trong thùng đã nén chặt chưa? *Chú ý : Khi kiểm tra khoá bếp lại và mở Van thoát khói sau đó kiểm tra nếu có khói trắng thì cần nén chặt nhiên liệu lại và mở van thoát khói 1 lúc. Khi thấy khói màu xám(khói cháy) thì ta bật bếp. b. Kiểm tra đường ống dẫn khói và thùng đốt nhiên liệu có bị xì hay thoát khói ra ngoài không? c. Kiểm tra nước trong bình: Nếu nhiều nước thì tháo bớt ra khi nào thấy khói thoát ra đều thì ngưng. Chú ý : Bình nước dùng để lọc bụi, mùi hôi nên chúng ta cần thay nước sau mỗi lần đun nấu. E. NGUYÊN TẮC SỬ DỤNG - Nhiên liệu trong lò cần được nén sát nhau sao cho không có khoảng trống giữa chúng. Khắc phục khoảng trống của nhiên liệu bằng cách đổ lẫn nhiên liệu dạng nhỏ (trấu, mùn cưa) vào nhiên liệu dạng to, hoặc đổ tro bếp vào. - Nhiên liệu phải khô, tránh sử dụng nhiên liệu ẩm ướt - Không sử dụng nhiên liệu có nguồn gốc nhựa PVC, nilon, cao su. Tốt nhất là sử dụng nhiên liệu thực vật và than đá. - Nếu có trấu và mùn cưa thì có thể đun cùng với tất cả các loại nhiên liệu thực vật có kích cỡ và chất lượng khác nhau một cách dễ dàng. Trường hợp không có trấu, mùn cưa hoặc chất tương tự thì có thể dùng tro bếp để thay thế. III – SỬ DỤNG CÁC NHIÊN LIỆU KHÁC NHAU 1. Sử dụng trấu: Dễ sử dụng nhất nhưng nhiên liệu này cháy nhanh cần chú ý thường xuyên dùng que nén lò để nén nhiên liệu. Có thể sử dụng nhiên liệu này ở dạng đóng bánh như viên than tổ ong nhưng lỗ nhỏ và nhiều hơn. Cách dùng: - Đổ trấu ngập van phối khí, bật quạt gió, đốt giấy nhóm lò thả vào lò - Trấu cháy có nhiều than đỏ bắt đầu đổ trấu vào lò, dùng gậy chọc lò nhỏ ngoáy để trấu lọt chặt xuống dưới, dùng gậy chọc lò to nén trấu. - Đậy nắp lò, mở van thoát khói khoảng 3 phút thì đóng van thoát khói, mở van bếp và bật lửa châm bếp. - Khi ngọn lửa bộc cao thì mở van điều tiết gió vào bếp cho đến khi tạo được hồng ngoại. - Sau khi đun một thời gian (30 – 60 phút) thấy ngọn lửa kém đi thì dùng que nén lò qua nắp lò hoặc mở nắp lò dùng gậy nén lò nén lại trấu cho chặt. Nếu trấu tụt xuống nhiều thì nên đổ thêm trấu (hoặc đổ tro than cũ nếu bếp không cần đun nhiều). 2. Sử dụng mùn cưa: Đun lâu hơn trấu, nhưng nhỏ và nặng hơn trấu nên dễ tắt. Vì vậy, không nên nén chặt như trấu. Mùn cưa cần phải khô. Nhóm lò cần có củi vụn và được lót kỹ cho có nhiều than đỏ. Có thể sử dụng nhiên liệu này ở dạng đóng bánh như viên than tổ ong nhưng có nhiều lỗ nhỏ. Cách dùng: - Đổ mùn cưa hoặc vỏ cưa hoặc vỏ bào ngập van phối khí; cho củi vụn phủ lên trên, đổ dầu tây cho dễ cháy ( nếu không có dầu tây thì xếp vỏ bào hoặc nguyên liệu dễ cháy dưới củi để nhóm cho dễ ); bật quạt gió; đốt giấy nhóm lò đổ vào lò. - Khi củi nhóm cháy có nhiều than đỏ bắt đầu đổ mùn cưa vào lò, dùng gậy chọc lò to nén mùn cưa xuống dưới dùng gậy chọc lò nhỏ ( 3-5 li ) chọc nhiều lỗ nhỏ từ trên xuống nơi củi cháy thấy khói bốc lên là được. - Đậy nắp lò, mở van thoát khói khoảng 5 phút thì đóng van thoát khói,mở van bếp và bật lửa châm bếp. - Khi ngọn lửa bốc lên cao thì mở van điều tiết gió vào bếp cho đến khi tạo được hồng ngoại. - Sau khi đun một thời gian thấy ngọn lửa kém đi thì dùng que nén lò qua nắp lò hoặc mở nắp lò dùng gậy nén lò nén lại mùn cưa cho chặt. Nếu mùn cưa tụt xuống nhiều thì nên đổ thêm mùn cưa ( hoặc đổ tro than cũ nếu bếp không cần đun nhiều ). 3. Sử dụng rơm rạ: Nhiên liệu này rất xốp và cháy rất nhanh nên cần phải được nhồi thật chặt trong lò. Nếu băm nhỏ nguyên liệu được là tốt nhất. Dùng khay nén lò trong quá trình sử dụng nguyên liệu rất tốt. Có thể sử dụng nhiên liệu này ở dạng đóng bánh như viên than tổ ong nhưng có nhiều lỗ nhỏ. 4. Sử dụng củi: Nhiên liệu này cho ngọn lửa chất lượng rất tốt và cháy lâu nhưng có yếu điểm là hình dạng không đồng nhất nên dễ tạo khoảng trống, từ đó sẽ tạo khí CO2 không cháy được.Vì vậy nên sử dụng củi cùng với trấu, mùn cưa hoặc đổ tro bếp vào để lấp các khoảng trống giữa các thanh củi. Chú ý khi nhóm lò nên tạo nhiều than đỏ, các thanh gỗ nên xếp theo chiều dọc từ trên xuống. Cách dùng: - Đổ trấu, mùn cưa hoặc vỏ bào ngập van phối khí; xếp củi vụn lên trên; bật quạt gió; đốt giấy nhóm lò thả vào lò. - Khi củi nhóm lò cháy có nhiều than đỏ bắt đầu đỏ thì xếp củi vào ( có 1 số cách nhóm lò khác: 1- Có thể xếp củi vào lò, sau đó mới nhóm lò qua cửa thoát xỉ. 2- Đổ trấu, mùn cưa vào lò, sau đó cắm các thanh củi vào). Khi củi cháy nhiều thì đổ trấu, mùn cưa hoặc tro bếp vào. - Đậy nắp lò, mở van thoát khói khoảng 5 phút thì đóng van thoát khói, mở van bếp và bật lửa châm bếp. - Khi ngọn lửa bốc lên cao thì mở van điều tiết gió vào bếp cho đến khi tạo được hồng ngoại. - Sau khi đun một thời gian thấy ngọn lửa kém đi thì dùng que nén lò qua nắp lò hoặc mở nắp lò dùng gậy nén lò nén lại mùn cưa cho chặt. Nếu mùn cưa tụt xuống nhiều thì nên đổ thêm mùn cưa ( hoặc đổ tro than cũ nếu bếp không cần đun nhiều ). 5. Sử dụng than đá: Nhiên liệu này cho chất lượng ngọn lửa rất tốt và cháy lâu, nhưng chỉ sử dụng than cám trộn lẫn trấu và mùn cưa theo tỷ lệ 1kg than và 1kg trấu ( mùn cưa trở lên ), không nên cho nhiều than, mỗi lần đun chỉ nên dùng từ 1-2kg than cám trộn với trấu hoặc mùn cưa ( nếu dùng lò lớn thì có thể tăng thêm ). Cần nhóm lửa bằng củi để có nhiều than đỏ và cháy hơn. Có thể sử dụng ở dạng đóng bánh như than tổ ong nhưng lỗ nhỏ và nhiều hơn. Nếu vùi than tổ ong vào trong trấu hoặc mùn cưa thì viên than phải khô, nhóm lò bằng củi. Cách đun: cho củi vào, nhóm lửa cho củi cháy kỹ có nhiều than đỏ, đổ than trộn trấu hoặc mùn cưa theo tỷ lệ đã nêu ở trên, đổ thêm trấu, mùn cưa hoặc tro bếp lên trên, dùng que nén nhiên liệu xuống. ( Có thể dùng than bùn phơi khô, đập nhỏ trộn với trấu hoặc mùn cưa đun cũng rất tốt ). 6. Sử dụng than củi: Sử dụng như đối với củi hoặc than đá ( đập nhỏ than củi rồi trộn với trấu hoặc mùn cưa, hoặc vùi than củi vào trong trấu, mùn cưa ). Trường hợp không có trấu, mùn cưa thì cần nhóm kỹ với nhiều củi, khi than đỏ nhiều thì đổ than củi vào và đổ tro lên trên. 7. Sử dụng lá thông: Nhóm bếp bằng củi, khi có than đỏ nhiều thì cho lá thông trộn mùn cưa hoặc trấu, phủ mùn cưa, trấu hoặc tro bếp và nén nhiên liệu lại. 8. Sử dụng vỏ cà phê: Nhóm bếp và đun như đối với trấu. 9. Sử dụng các nhiên liệu thực vật khác: Cần băm nhỏ, hoặc đóng bánh, hoặc ép chặt trong lò khi sử dụng. Nếu trộn cùng với trấu hoặc mùn cưa thì rất dễ dàng mà không cần phải xử lý nhiên liệu. IV/ CÁC CHÚ Ý KHI SỬ DỤNG 1. Nguyên tắc an toàn: Không được mở nắp cửa thoát xỉ khi bật quạt gió đang hoạt động, tránh gây bỏng hoặc khói bụi lò bay ra. Các điểm nối ống dẫn khói phải được dán kín bằng keo. 2. Nguyên tắc tạo khói: - Không nên bật quạt gió quá lớn. Khi đó lượng Oxy nhiều sẽ tạo thành đám cháy lớn trong bình. - Phần nhiên liệu được đốt cần được nén sát, không có khoảng trống 3. Khi nhóm lò cần dùng các loại nhiên liệu dễ cháy như trấu, mùn cưa,gỗ vụn, đổ ngập van phối khói(Van dưới đáy thùng) 4. Tạo hồng ngoại: Khi ngọn lửa trên bếp bốc cao, ta ,mở dần van điều tiết Oxy vào bếp cho đến khi lửa cháy dưới lưới kim loại thì dừng lại. 5. Quá trình đun nấu có thể tăng giảm áp suất lửa bếp bằng hai cách: - Tăng giảm tốc độ quạt gió ( hoặc điều chỉnh van Điều tiết Oxy ) - Điều chỉnh Khoá bếp. 6. Khi không dùng bếp: - Tắt quạt, khoá tất cả các Van, không cung cấp Oxy khi đó bếp sẽ tự động tắt. 7. Khi sử dụng lại bếp: Nếu còn lửa: đóng cửa thoát muội, bật quạt gió từ 1- 3 phút sau đó mới bật bếp. Nếu tắt lửa: Nhóm lại lò theo quy trình. 8. Cách bổ sung nhiên liệu như sau: - Tắt quạt gió khoảng 1 phút. Mở nắp thùng nhiên liệu, dùng que nhỏ thăm dò những khoảng rỗng dưới đáy lò. Dùng gậy có đầu to từ từ ấn nhiên liệu trong thùng xuống chỗ bị cháy rỗng. - Cho nhiên liệu mới vào. Dùng gậy đầu to nén nhiên liệu xuống. - Trường hợp nhiên liệu bị nén chặt quá thì dùng que chọc lò nhỏ chọc một số lỗ xuống. Cần đổ đầy nhiên liệu để giảm khoảng trống gần nắp lò, sẽ tăng áp suất đẩy khói sang thùng chọc khói. - Bật quạt gió, tốc độ quạt gió cần điều chỉnh cho phù hợp với nhiên liệu đốt ( nhiên liệu hàm lượng các bon nhiều như than, gỗ cứng… thì phải tăng tốc độ gió lớn hơn hoặc bằng 2- 45; nếu là nhiên liệu dễ cháy thì dùng tốc độ 1- 45 9. Nếu sử dụng chất cháy sinh nhiệt cao như rơm, rạ,trấu, gỗ vụn, giấy… thì cần giảm tốc độ quạt gió ( công thức thường dùng là 1- 45 ) 10. Sử dụng 2 giờ phải kiểm tra trước. Thường phải rút bớt ½ lượng nước đã đổ. Nếu sử dụng bếp liên tục cần chú ý lấy bớt xỉ lò ra. 11. Khi thấy trên bếp có nhiều khói, ngọn lửa đỏ hoặc thu hẹp lại thì xử lý theo 3 cách: - Nếu hết nhiên liệu thì phải tiếp tục thêm nhiên liệu - Nếu nhiên liệu còn nhiều thì phải dùng một cây gậy chọc cho nhiên liệu ở dưới được nén hơi chặt lại. - Giảm tốc độ gió hoặc đóng bớt Van điều tiết Oxy lại. 12. Để lấy xỉ ra nhanh và đỡ bụi, ta có thể đổ nước vào lò. Tuy nhiên không được đổ nhiều nước khi lò vừa đốt đang rất nóng sẽ nguy hiểm vì có thể phụt hơi nóng mạnh ra ngoài. 13. Tránh để trẻ em sờ tay vào thành lò khi bếp đang sử dụng. IV/ BẢO DƯỠNG 1. Sau khi sử dụng phải lau chùi bếp hằng ngày, tránh đổ nước hoặc thực phẩm tại bếp ga. 2. Kiểm tra đường ống có tắc không bằng cách bật quạt gió và đóng mở dần các van gió ( nhưng lò phải đã tắt lửa ). Thường xuyên kiểm tra đường dẫn khói, tránh rò rỉ ( có thể kiểm tra bằng nước xà phòng ). 3. Thường phải vệ sinh cửa khói ra sau vài ngày sử dụng đầu tiên. 4. Khi phát hiện tạp chất bám dính trong thùng nhiên liệu và các ống dẫn, cần phải làm sạch ngay, tránh ảnh hưởng đến quá trình tạo khói và dẫn khói. 5. Khi quạt gió vẫn hoạt động bình thường nhưng không đưa được gió vào lò, cần tắt quạt để làm sạch. 6. Nếu sử dụng liên tục nên thay nước hằng ngày ( ½ lít nước ). 7. Có thể 2- 3 ngày rút bớt xỉ lò một lần. Nếu dùng nhiều liên tục có thể rút xỉ lò 1 lần/ngày. Lúc rút xỉ lò phải tắt quạt gió.

Video bếp gas sinh học đun bằng khói

Video bếp gas sinh học đun bằng khói
Một trong những loại bếp gas khá phổ dụng hiện nay và tiết kiệm cho bạn rất nhiều chi phí và tiện lợi như vậy có lẽ nào bạn lại không mua chúng chứ.

Giới thiệu sản phẩm bep gas sinh hoc dun bang khoi

Bếp gas sinh học đun bằng khói
Nhà phân phối: Công ty TNHH TIẾN THÀNH
Địa Chỉ : Ngã Tư Phố Nối, Mỹ Hào, Văn Lâm, Hưng Yên.
Số điện thoại: 0968588245(Mr. Trường)
 Nếu bạn đang băn khoan với những khoản chi phí về nguyên liệu đắt đỏ như hiện nay, như gas như điện hay các loại chất đốt khác. Và nếu bạn muốn làm được tất cả các công việc này mà chi phí bỏ ra chỉ bằng một phần 3 thì bạn đã tìm đúng chỗ rồi đó. Bep gas dinh hoc dun bang khoi là một trong những thứ mà bạn đang tìm kiếm. Loại bếp của chúng tôi rất đa dạng cả về chủng loại và màu sắc. Bạn có thể tiết kiệm được rất nhiều tiền với loại bếp này bạn có thể dùng chấu để đun một loại chất đốt rất tốt mà lại rất rẻ. Nhiệt độ đun lên đến 400 đến 1000 độ c cũng không kém gì những loại bếp gas mà bạn thường dùng trên hiện nay. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để biết thêm thông tin chi tiết và được khuyến mại đặc biệt.